Hầu hết mọi người đều không để ý đến xước măng rô cho đến khi nó phát triển hoặc cảm thấy viêm nhức xung quanh ngón tay, ngón chân. Tình trạng xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và đặc biệt phát triển nhiều vào mùa đông. Vậy xước măng rô là gì? Có nguy hiểm không? Cùng bohemianproductions.net tìm hiểu dưới đây nhé.
I. Xước măng rô là gì?
Xước măng rô thực chất là những tế bào da dàng nhỏ, mọc xung quanh móng tay, móng chân. Chúng xuất hiện khi da tách khỏi bề mặt nhưng phần chân, phần gốc vẫn bám lại trên da. Tình trạng này thường xảy ra ở vị trí gần cuối móng tay, móng chân.
Những người có làn da khô thường bị xước măng rô nhiều hơn. Bởi vì da khô dễ bị tổn thương do yếu tố thời tiết, hay tiếp xúc với nước lạnh. Xước măng rô gây mất thẩm mỹ và mang đến cảm giác đau rát, thậm chí là nhiễm khuẩn nếu không được chăm sóc đúng cách.
II. Nguyên nhân xước măng rô do đâu?
Như đã chia sẻ, bất kỳ ai cũng có thể bị xước măng rô, kể cả trẻ nhỏ. Khi bị xước măng rô nhiều có thể là do cơ thể thiếu chất. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng này. Vậy những nguyên nhân gây ra hiện tượng xước măng rô là gì?
1. Thiếu vitamin C
Vitamin C là một trong những dưỡng chất, vitamin rất cần thiết đối với cơ thể. Tùy theo từng độ tuổi, giới tính mà nhu cầu về loại vitamin này sẽ khác nhau. Sự thiếu hụt vitamin C sẽ làm gián đoạn quá trình sản sinh collagen, cản trở việc tái tạo mô.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất là xước măng rô, bóng dóc da chân, da tay. Bên cạnh đó, chảy máu chân răng, dễ bầm tím dưới da cũng là triệu chứng của việc thiếu hụt vitamin C.
2. Do tiếp xúc với hóa chất
Trong cuộc sống hàng ngày, bàn tay, bàn chân của chúng ta phải tiếp xúc với nhiều hóa chất như nước lau sàn, nước rửa bạt, nước tẩy rửa… Những hóa chất tẩy rửa này sẽ làm mất độ ẩm của da, dẫn đến quá trình lão hóa nhanh, khô da và xước măng rô.
3. Bệnh lý về da
Những bệnh lý về da như viêm da, nấm da, eczema… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xước măng rô. Vi khuẩn, nấm làm tổn thương vùng da quanh móng tay, móng chân và bong thành từng sợi nhỏ.
4. Thiếu canxi, axit folic
Thiếu canxi, axit folic cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng xước măng rô. Khi cơ thể thiếu hụt canxi hay nồng độ canxi trong máu thấp sẽ gây ra tình trạng da khô, bong tróc da ở quanh ngón tay, ngón chân.
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9, có vai trò quan trọng trong quá trình cơ thể sản xuất tế bào mới. Vì thế, thiếu vitamin B9 sẽ khiến da sần sùi, xước măng rô.
Bên cạnh đó, thói quen cắn móng tay cũng có thể gây ra xước măng rô. Một số chị em phụ nữ cũng bị xước măng rô vào những ngày kinh nguyệt, Nguyên nhân là do nội tiết tố tăng cao làm giãn mao mạch ở đầu các ngón tay.
Nhìn chung, xước măng rô là hiện tượng lành tính, chủ yêu gây khó chịu. thế nhưng nếu không chăm sóc cẩn thận thì những vết xước măng rô có thể bị nhiễm trùng.
III. Cách xử lý xước măng rô hiệu quả
Khi bị xước măng rô, việc đầu tiên là bạn cần phải loại bỏ những sợi da bị xước và thực hiện các biện pháp chữa lành tổn thương da. Cụ thể như sau:
1. Xử lý khi bị xước măng rô
Bạn có thể dùng kéo, bấm móng tay để loại bỏ xước măng rô. Lưu ý, cần vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ này trước khi thực hiện và nên cắt bỏ tận chân của sợi da xước. Tuyệt đối không được dùng tay dứt. Bởi nó có thể khiến vết xước sâu hơn, chảy máu.
Sau khi cắt những sợi da xước, bạn cần phải vệ sinh đầu ngón tay để không bị nhiễm khuẩn.
2. Bôi thuốc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi, kem dưỡng ẩm khi bị xước măng rô, trầy xước ra. Ưu điểm của thuốc là giảm tình trạng đau rát, giúp da nhanh liền. Đồng thời cũng duy trì độ ẩm cho da, tăng đàn hồi và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Nếu vết xước măng rô đỏ, gây đau thì có thể đã bị viêm. Trong trường hợp này, bạn cần băng lại vết xước măng rô, sử dụng thuốc giảm đau và bôi mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc mỡ kháng sinh có thể ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng viêm nhiễm.
Với những vết xước măng rô bị nhiễm trùng, bạn nên đi khám để được kê thuốc kháng sinh phù hợp. Bởi nếu không điều trị đúng cách, vết xước có thể lan ra diện rộng, mưng mủ.
3. Sử dụng vitamin E
Vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, giảm kích ứng và điều trị da khô hiệu quả. Đồng thời chúng cũng hỗ trợ quá trình sản sinh collagen, giúp da liền nhanh.
Khả năng chống oxy hóa của vitamin E còn tạo ra lớp bảo vệ để chống viêm. Vậy nên, để chữa xước măng rô, bạn bôi tinh dầu vitamin E vào đầu ngón tay, ngón chân bong tróc, xước da.
IV. Biện pháp ngăn chặn xước măng rô
Tình trạng xước măng rô có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu bạn không biết cách chăm sóc vùng da đầu ngón tay, ngón chân. Vì thế, ngoài việc hiểu xước măng rô là gì, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau đây để tránh gặp tình trạng này.
- Ngừng cắn móng tay: bạn cần phải loại bỏ thói quen xấu này. Bởi cắn móng tay không chỉ gây xước măng rô mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, giun, rối loạn tiêu hóa. Do đầu ngón tay chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
- Nến đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Nếu tiếp xúc nhiều với hóa chất không chỉ gây xước măng rô mà còn khiến da bong tróc, ngứa ngáy, nổi mụn.
- Bổ sung vitamin C, canxi, vitamin B9: để phòng ngừa thiếu chất bạn nên tăng cường bổ sung những dưỡng chất này thông qua các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày như súp lơ xanh, ổi, cam, sữa chua, tôm, cá, các loại đậu…
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ đầu ngón tay, ngón chân. Phòng tránh tình trạng da bóng tróc, xước măng rô bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày.
Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã biết được xước măng rô là gì, cũng như cách xử lý vừa an toàn vừa hiệu quả. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.