Máu là gì

Máu là gì? Vai trò của máu đối với cơ thể

Máu là tổ chức di động có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống của con người. Vậy máu là gì? Có cấu tạo như thế nào? Vai trò cụ thể ra sao? Hãy cùng bohemianproductions.net tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

I. Máu là gì?

Máu là chất lỏng lưu thông khắp cơ thể và rất cần thiết cho hoạt động sống của con người
Máu là chất lỏng mang dinh dưỡng đến mọi cơ quan của cơ thể và lấy đi chất thải trong quá trình chuyển hóa. Vì thế chúng rất cần thiết cho sự sống của con người.
Cụ thể, máu chuyên chở oxy và CO2 trao đổi giữa các tổ chức tế bào, vận chuyển các axit béo, axit amin, vitamin, đường… đếc các tổ chức của tế bào. Đồng thời, chúng cũng lưu thông khắp cơ thể để lấy cặn bã của chuyển hóa tế bào đưa đến cơ quan bài tiết như thận, tuyến mồ hôi, phổi…
Ngoài ra, máu còn có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể con người nhanh chóng làm cho các phần khác nhau của cơ thể luôn có mức nhiệt tương đương.

II. Cấu tạo của máu

Máu được sản xuất trong tủy xương và bao gồm 2 thành phần chính là các tế bào máu và huyết tương.

1. Các tế bào máu

Các tế bào máu gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
  • Trong các tế bào máu thì hồng cầu chứa huyết sắc tố và chiếm số lượng nhiều nhất. Vai trò của hồng cầu trong máu là gì? chúng làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, sau đó nhận CO2 từ các mô đi đến phổi để đào phải.
  • Bạch cầu có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ gây bệnh. Chúng được sản sinh tại tủy xương và ngoài việc lưu thông trong máu thì còn có một lượng lớn bạch cầu nằm ở các mô của cơ thể với nhiệm vụ bảo vệ.
  • Tiểu cầu chính là những mảnh tế bào nhỏ tham gia vào quá trình cầm máu bằng cách hình thành những cục máu đông để bịt các vết thương ở thành mạch máu. Bên cạnh đó, tiểu cầu còn có chức năng làm mềm thành mạch.

2. Huyết tương

  • Huyết tương là phần dung dịch màu vàng với thành phần chủ yếu là nước, ngoài ra còn bao gồm các thành phần khác như muối khoáng, đạm, đường, vitamin, mỡ…
  • Tùy theo tình trạng sinh lý của cơ thể mà huyết tương sẽ có sự thay đổi. Ví dụ như sau khi ăn, huyết tương sẽ có màu đục và sau vài giờ ăn thì chúng sẽ trở nên trong, có màu vàng chanh.
  • Nếu đơn vị máu có huyết tương đục thì không được sử dụng bởi có thể gây sốc, dị ứng cho người bệnh.

III. Vai trò của máu đối với cơ thể là gì?

Máu bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại
Là chất lỏng được vận chuyển khắp cơ thể nên máu đảm nhận 3 vai trò chính, đó là:

1. Vận chuyển các chất

Máu được ví như người giao hàng bởi vì chúng phải vận chuyển không ngừng các dưỡng chất đi toàn bộ cơ thể và đưa chất thải ra bên ngoài.
Thành phần quan trọng nhất của cơ thể sống chính là oxy cũng được máu vận chuyển từ phổi đến tim và những cơ quan còn lại.

2. Bảo vệ cơ thể

Con người mỗi ngày đều phải đối mặt với sự tấn công của các yếu tố gây hại cho sức khỏe. Bởi vì có sự bảo vệ của máu mà vết thương lành nhanh chóng và hạn chế được sự xâm nhập của các yếu tố gây hại.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp các vi khuẩn có thể tấn công vào sâu bên trong cơ thể. Lúc này, máu sẽ có nhiệm vụ đưa tế bào, kháng thể đến vị trí của kẻ địch và tạo nên hàng rào ngăn chặn sự tấn công.

3. Duy trì cân bằng nội môi

Các protein và hợp chất khác trong máu giúp điều chỉnh độ pH của các mô, có khả năng cân bằng nội môi của cơ thể. Bên cạnh đó, máu cũng điều chỉnh hàm lượng nước trong tế bào. Ngoài ra, chúng còn điều hòa thân nhiệt của cơ thể khi hoạt động.

IV. Lượng máu trong cơ thể người là bao nhiêu?

Tùy theo cân nặng mà lượng máu trong cơ thể sẽ có sự khác nhau
Lượng máu ở người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, giới tính, cân nặng. Đồng thời, lượng máu cũng tỷ lệ thuận với trọng lượng của cơ thể, khoảng từ 70-80ml máu/kg cân nặng.
Lượng máu tương đối ổn định nhờ vào cơ chế điều hòa giữa lượng máu được sinh ra tủy xương và lượng máu mất đi hàng ngày. Tuy vậy, nếu mất đi lượng máu quá lớn hoặc chức năng của máu bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể sẽ không ổn định. Bởi lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi đổ nhiều mồ hôi, mất lượng thì máu có thể bị giảm hoặc cô đặc lại.
Trường hợp người mắc bệnh lý thiếu máu thì lượng máu của cơ thể sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý. Nếu mất nhiều hơn 1/3 tổng lượng máu thì có thể sẽ xảy ra tình trạng rối loạn các chức năng, thậm chí là tử vong.

V. Tại sao máu trong cơ thể luôn được ổn định?

Như đã chia sẻ khi giải thích máu là gì, các tế bào máu được sản xuất ở tủy xương nhằm thay thế cho những tế bào già bị mất đi. Sau khi tham gia hoạt động chức năng một thời gian thì chúng bị tiêu hủy. Lúc đó, một phần sản phẩm tế bào máu là protein, sắt sẽ được hấp thu và phần khác đào thải ra khỏi cơ thể.
Bình thường, quá trình sản sinh ra máu và tiêu hủy máu luôn có sự cân bằng để đảm bảo thể tích máu được ổn định. Ước tính mỗi ngày sẽ có khoảng 40ml-80ml máu mới được thay thế.
Khi hiến máu, lượng máu dự trữ trong gan, lá lách sẽ được cơ thể huy động để duy trì sự ổn định của huyết áp và lượng máu trong cơ thể. Sau đó, kích thích tủy xương tăng cường sản xuất ra lượng máu mới để bù lượng máu đã hiến. Vì thế, người trưởng thành khỏe mạnh nếu mỗi lần hiến máu không quá 9ml/kg cân nặng thì không gây hại đến sức khỏe. Do bạch cầu cư trú ở nhiều mô khác nhau nên số lượng sẽ không bị ảnh hưởng do hiến máu. Còn huyết tương sẽ hồi phục nhanh chóng chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ máu là gì cũng như vai trò của chúng đối với cơ thể của con người. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích qua bài viết này.